Bản vẽ thiết kế là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình xây dựng và kiến trúc, đóng vai trò như một “hướng dẫn” chi tiết cho mọi công đoạn từ ý tưởng ban đầu cho đến khi hoàn thiện công trình. Nó không chỉ thể hiện hình ảnh, kích thước và bố trí của từng hạng mục mà còn mang trong mình ý tưởng sáng tạo, phong cách và cá tính của gia chủ.
Khi cầm trên tay bản vẽ thiết kế, bạn đang nắm giữ chìa khóa để mở ra một không gian sống lý tưởng, nơi phản ánh rõ nét những giá trị và ước mơ của bạn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá các thành phần chính của bản vẽ thiết kế, cách đọc và hiểu chúng để bạn có thể tự tin hơn trong việc hiện thực hóa tổ ấm của mình.
1. Khái niệm cơ bản trong bản vẽ thiết kế
Trước khi tìm hiểu cách đọc Bản vẽ thiết kế, ta cần phải hiểu rõ khái niệm cơ bản về Bản vẽ thiết kế.
Vậy Bản vẽ thiết kế là gì?
Là tài liệu kỹ thuật chi tiết về một công trình (hình dáng, kích thước, cấu trúc, yếu tố kỹ thuật,…). Nó đảm bảo hỗ trợ quá trình thi công đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, an toàn và thẩm mỹ.
Các loại hình biểu diễn chính: gồm mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt của công trình. Bản vẽ còn có các hình phối cảnh, giúp gia chủ dễ dàng hình dung công trình khi hoàn thiện.
Bản vẽ thiết kế
Bản vẽ thiết kế (Ảnh tham khảo)
Bản vẽ thiết kế được phân chia thành các bản vẽ riêng lẻ, bao gồm:
Bản vẽ phác thảo: đây là dạng bản vẽ tự do, nhanh chóng và đơn giản nhằm phát hoạ những ý tưởng ban đầu nhằm truyền đạt các nguyên tắc thiết kế và khái niệm thẩm mỹ một cách trực quan.
Bản vẽ mặt bằng tổng thể: tổng thể mặt bằng của tất cả diện tích xây dựng trong phạm vi khu đất, giúp hình dung rõ ràng về bố cục tổng thể của công trình.
Bản vẽ mặt bằng sơ bộ: giúp dễ dàng hình dung về từng khu vực cụ thể, thể hiện thiết kế mặt bằng riêng cho từng không gian như tầng trệt, tầng lửng, mái nhà,….
Bản vẽ mặt cắt: Cung cấp cái nhìn sâu sắc về cấu trúc của công trình, thể hiện phần cắt của công trình.
Bản vẽ mặt đứng: Mô tả mặt tiền của công trình, thể hiện kích thước, hình dạng thực tế, giúp tạo ra hình ảnh rõ nét về kiến trúc bên ngoài.
Khung tên: phần chứa thông tin về công ty thiết kế, dùng để xin phép đóng dấu, đảm bảo tính pháp lý cho bản vẽ.
Bản đồ họa vị trí: thể hiện tọa độ và vị trí của khu đất xây dựng cùng với những khu đất liền kề, hỗ trợ trong việc định vị chính xác.
Bản vẽ phối cảnh: thể hiện hình ảnh thực tế của công trình dưới dạng không gian 3 chiều, giúp dễ dàng quan sát và cảm nhận thiết kế một cách trực quan.
2. Các quy định chung trong bản vẽ thiết kế
2.1. Quy định khung bản vẽ và khung tên trong bản vẽ thiết kế
Khung bản vẽ:
Là một yếu tố thiết yếu trong thiết kế kỹ thuật, được sử dụng để giới hạn khu vực vẽ trên giấy. Khung này thường có hình chữ nhật, được vẽ bằng nét liền đậm và có khoảng cách cách mép tờ giấy dày 10mm cho các khổ giấy A0, A1 và dày 5mm cho các khổ A2, A3, A4.
Khung bản vẽ trong bản vẽ thiết kế (Ảnh tham khảo)
Khung bản vẽ (Ảnh tham khảo)
Khung têncũng rất quan trọng và được quy định vẽ bằng nét đậm, luôn được đặt ở góc dưới bên phải của bản vẽ, sát với khung bản vẽ. Tờ giấy có thể được sắp xếp theo chiều ngang hoặc đứng, nhưng cần lưu ý rằng hướng đọc của khung tên phải trùng với hướng đọc của bản vẽ. Khung tên thường được bố trí bên phải của trang giấy nằm ngang.
Nội dung khung tên bao gồm:
Thông tin chủ đầu tư;
Tên dự án;
Địa điểm;
Thông tin đơn vị thiết kế;
Giai đoạn thực hiện;
Hạng mục thực hiện (kiến trúc, kết cấu hay điện nước);
Tên bản vẽ;
Tỷ lệ bản vẽ;
Ký hiệu và số thứ tự bản vẽ.
2.2. Tỷ lệ trong Cách đọc bản vẽ thiết kế
Điểm cơ bản đầu tiên để đọc bản vẽ thiết kế một cách chính xác là nắm rõ tỷ lệ được sử dụng. Tỷ lệ của bản vẽ là tỷ số giữa kích thước đo trên hình vẽ và kích thước thực tế của vật thể.
Tùy thuộc vào khổ bản vẽ, kích thước và mức độ phức tạp của đối tượng cần thể hiện, các tỷ lệ thường gặp có thể bao gồm 1:5, 1:10, 1:50, 1:100, 1:200, 1:500, 1:1000 và 1:2000.
2.3. Quy định về nét vẽ trong bản vẽ thiết kế
Để có cách đọc bản vẽ thiết kế chính xác phải biết được ký hiệu của từng loại nét vẽ khác nhau trên bản vẽ.
Các loại nét vẽ trong bản vẽ thiết kế
Các loại nét vẽ được quy định trong bản vẽ thiết kế
Khi có hai hay nhiều nét vẽ trùng nhau thì vẽ theo thứ tự ưu tiên sau:
Nét liền đậm (đường bao thấy, cạnh thấy);
Nét đứt (đường bao khuất, cạnh khuất);
Nét chấm gạch mảnh (giới hạn mặt phẳng cắt có hai nét đậm ở hai đầu);
Nét chấm gạch mảnh (đường tâm, trục đối xứng);
Nét liền mảnh (đường kích thước).
2.4. Quy định ghi kích thước trong bản vẽ thiết kế
Một số quy định chung về cách ghi kích thước trên bản vẽ như sau:
Kích thước trên bản vẽ: luôn là kích thước thật của vật thể, không phụ thuộc vào tỷ lệ của hình biểu diễn.
Đơn vị đo kích thước dài là milimét (mm), không cần ghi đơn vị sau con số kích thước.
Đơn vị đo cao trình là mét (m), không cần ghi đơn vị sau con số kích thước.
Đơn vị đo kích thước góc là độ, phút, giây và phải ghi đơn vị sau con số kích thước.
Quy định về kích thước trong bản vẽ thiết kế
Quy định về cách ghi kích thước trong bản vẽ thiết kế
Trong bản vẽ thiết kế, mỗi kích thước thường bao gồm 3 thành phần chính: đường dóng, đường kích thước và con số kích thước. Để đảm bảo tính chính xác và rõ ràng trong việc thể hiện kích thước, các kiến trúc cần tuân theo quy trình cụ thể:
Đầu tiên, vẽ đường dóng;
Tiếp theo là đường kích thước;
Và cuối cùng là ghi chú con số kích thước;
3. Các ký hiệu trong bản vẽ thiết kế
Các ký hiệu mà bạn thường gặp trong quá trình đọc bản vẽ xây dựng như sau:
Ký hiệu cửa đi: Những ký hiệu này biểu thị các loại cửa đi như cửa đơn, cửa kép,… và cách mở cánh cửa.
Ký hiệu cửa đi trong bản vẽ thiết kế
Ký hiệu cầu thang và đường dốc: Các ký hiệu này thể hiện cho tất cả các loại cầu thang và đường dốc thoải. Nếu bản vẽ có tỉ lệ 1:100 hoặc lớn hơn, ký hiệu cầu thang phải thể hiện chi tiết cả vật liệu cũng như cấu tạo theo đúng tỉ lệ tính toán của bản vẽ kết cấu nhà.
Ký hiệu cầu thang và đường dốc trong bản vẽ thiết kế
Ký hiệu vách ngăn: Ký hiệu này được thể hiện bằng nét liền đậm và kèm theo đó là chú thích về vật liệu. Trong trường hợp nếu bản vẽ tỉ lệ 1:50 và lớn hơn, ký hiệu vách ngăn sẽ cần thể hiện chi tiết vật liệu cũng như cấu tạo theo tỉ lệ tính toán của kết cấu.
Ký hiệu vách ngăn trong bản vẽ thiết kế
Ký hiệu vật liệu xây dựng: giúp bạn nắm được vật liệu nào sử dụng trong công trình đang thi công, từ đó bạn có thể giám sát được phần nào tiến độ công việc đang thực hiện.
Ký hiệu vật liệu xây dựng trong bản vẽ thiết kế
Ký hiệu bản vẽ thiết kế nội thất: bao gồm các biểu tượng cơ bản của đồ dùng trong nhà. Ngoài ra, còn có nhiều đồ dùng nội thất khác mà bạn có thể nhận biết dựa trên hình dáng của chúng. Các ký hiệu này được vẽ theo nguyên lý mặt bằng, tức là hình chiếu từ trên xuống với mặt cắt ở độ cao 900mm.
Ký hiệu các đồ nội thất trong bản vẽ thiết kế
4. Trình tự đọc bản vẽ thiết kế
Khi nhận được hồ sơ thiết kế, nhiều gia chủ thường băn khoăn về cách đọc bản vẽ sao cho đúng và chính xác nhất để tránh sai sót trong quá trình thi công.
Để giúp bạn dễ dàng hơn, chúng tôi xin chia sẻ trình tự đọc bản vẽ thiết kế như sau:
Đọc bản vẽ tổng mặt bằng: Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất, nó giúp hiểu rõ mối liên hệ giữa các hạng mục trong nhà và không gian cảnh quan xung quanh.
Đọc bản vẽ phối cảnh: Sau khi nắm rõ mặt bằng, hãy chuyển sang các bản vẽ phối cảnh. Nó giúp bạn hình dung tổng thể ngôi nhà trong tương lai, từ đó có cái nhìn trực quan và chi tiết hơn về thiết kế.
Đọc bản vẽ mặt đứng: để có thể tưởng tượng sơ bộ ra hình dáng kiến trúc bên ngoài của công trình thì ta nên đọc bản vẽ mặt đứng .
Đọc bản vẽ mặt cắt: đọc bản vẽ mặt cắt để hiểu rõ hơn không gian mỗi tầng, mỗi gian bên trong công trình.
Đọc bản vẽ kết cấu: điều không thể thiếu chính là bản vẽ kết cấu. Bạn nên lưu ý các thông số của các bộ phận chủ yếu trong nhà như móng, cột, sàn, cầu thang, các loại cửa,…
Việc tuân thủ trình tự này sẽ giúp bạn đọc và hiểu bản vẽ thiết kế một cách dễ dàng và chính xác, đảm bảo quá trình thi công diễn ra suôn sẻ và đúng kế hoạch.
5. Cách đọc bản vẽ thiết kế: Bản vẽ mặt bằng
Các kiến trúc sư và kỹ sư tại Minh Thành xin hướng dẫn quý khách cách đọc bản vẽ thiết kế nhà một cách đơn giản và dễ hiểu nhất. Trong bộ hồ sơ thiết kế, bản vẽ đầu tiên là bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng.
Mục đích của bản vẽ mặt bằng:
Thể hiện bố trí các không gian chức năng như phòng ngủ, phòng khách, bếp, tường vách, cửa sổ, cầu thang,…
Các bản vẽ mặt bằng thường có tỷ lệ 1:50 hoặc 1:100. Để thể hiện đường bao quanh của tường, cột và vách ngăn bị mặt phẳng cắt qua, thường sử dụng nét liền đậm với độ dày từ 0.6-0.8mm.
Nét liền mảnh (s/2-s/3) được dùng để vẽ đường bao của các bộ phận nằm dưới mặt phẳng cắt (cửa sổ và các thiết bị,…)
Bản vẽ mặt bằng (Ảnh tham khảo)
Các dãy kích thước xung quanh mặt bằng:
Dãy kích thước sát đường bao: Ghi kích thước các mảng tường và các lỗ cửa.
Dãy kích thước thứ hai: Ghi khoảng cách giữa các trục tường, trục cột.
Dãy kích thước ngoài cùng: Ghi kích thước giữa các trục tường biên theo chiều dọc hoặc ngang của ngôi nhà.
Bên trong mặt bằng cần ghi rõ:
Kích thước chiều dài và chiều rộng thông thủy của mỗi phòng.
Kích thước xác định vị trí và chiều rộng các lỗ cửa trên tường hoặc vách ngăn, cũng như chiều rộng các cánh thang.
Kích thước và chiều dày của tường, vách ngăn và kích thước mặt cắt của các cột.
Diện tích từng phòng được ghi bằng đơn vị mét vuông (m²), không ghi đơn vị sau con số kích thước và có nét gạch dưới con số chỉ diện tích.
Trên mặt bằng có ký hiệu quy ước các đồ đạc nội thất và thiết bị vệ sinh như giường, bàn, ghế phòng khách, tủ, đi văng, chậu rửa, hố xí, bồn tắm,…
6. Cách đọc bản vẽ thiết kế: Bản vẽ mặt đứng
Bản vẽ mặt đứng
Là hình cắt sử dụng mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng.
Mặt đứng là hình chiếu thẳng góc thể hiện hình dáng bên ngoài của công trình (vẻ đẹp nghệ thuật, hình dáng, tỷ lệ cân đối giữa kích thước chung và kích thước từng bộ phận,…)
Bản vẽ mặt đứng (Ảnh tham khảo)
Những điểm cần lưu ý về bản vẽ mặt đứng:
Bố trí cửa đi, cửa sổ, ban công: yếu tố quan trọng cần chú ý để đảm bảo tính thẩm mỹ và công năng của ngôi nhà.
Mỹ thuật đường nét: Đường nét cần được thể hiện rõ ràng, chi tiết để đảm bảo vẻ đẹp tổng thể.
Các Hình chiếu mặt đứng:
Hình chiếu từ trước, sau, phải, hoặc trái: Mỗi hình chiếu thể hiện một góc nhìn khác nhau của ngôi nhà, giúp bạn có cái nhìn toàn diện về thiết kế.
Mặt đứng chính: Thường được vẽ kỹ hơn và với tỷ lệ lớn hơn, đặc biệt là mặt đứng hướng ra phía nhiều người qua lại. Đối với nhà biệt lập, có thể vẽ mặt đứng từ nhiều phía khác nhau.
Trên bản vẽ mặt đứng, không cần ghi kích thước chi tiết. Tuy nhiên, nếu cần thiết, có thể vẽ và ghi tên các trục tường biên phù hợp với các trục ghi trên mặt bằng. Nếu bản vẽ mặt đứng được vẽ trên tờ giấy khác với tờ giấy có vẽ mặt bằng, các mặt đứng sẽ được phân biệt bằng cách ghi thêm các chữ hoặc số tương ứng với các trục tường của mặt bằng. Những ký hiệu này giúp xác định hướng nhìn vào mặt đứng cần vẽ
Ví dụ:
+ Mặt đứng trục A-…: Hướng nhìn vào mặt tiền của ngôi nhà.
+ Mặt đứng trục …-A: Hướng nhìn từ phía sau ngôi nhà.
+ Mặt đứng trục …-1: Hướng nhìn vào phía bên phải ngôi nhà.
+ Mặt đứng trục 1-…: Hướng nhìn vào phía bên trái ngôi nhà.
Những điểm lưu ý khi đọc bản vẽ mặt đứng:
Không cần ghi kích thước chi tiết: Chỉ ghi tên các trục tường biên nếu cần thiết.
Phân biệt các mặt đứng: Sử dụng các chữ hoặc số tương ứng với các trục tường của mặt bằng để xác định hướng nhìn.
Mặt đứng chính: Thường được vẽ kỹ hơn và với tỷ lệ lớn hơn, đặc biệt là mặt đứng hướng ra phía nhiều người qua lại.
Các chi tiết trên bản vẽ mặt đứng:
Nét liền mảnh (s/3-s/2): Dùng để vẽ các bộ phận trông thấy được của ngôi nhà như bậc thềm, cửa ra vào, cửa sổ, bồn hoa, ban công, tấm chống hắt, mái, v.v.
Nét liền đậm: Dùng để vẽ đường mặt đất.
Kích thước chiều ngang và chiều cao: Ghi trên bản vẽ kỹ thuật để đánh dấu các trục tường, trục cột.
7. Cách đọc bản vẽ thiết kế: Bản vẽ mặt cắt
Hình cắt nhà
Là các hình ảnh thu được khi sử dụng một hoặc nhiều mặt phẳng cắt tưởng tượng thẳng đứng, song song với các mặt phẳng hình chiếu cơ bản, cắt ngang qua không gian từ tầng một đến tầng thượng.
Nếu mặt phẳng cắt dọc theo chiều dài nhà, ta có hình cắt dọc; nếu cắt theo chiều ngang nhà, ta có hình cắt ngang.
Vị trí của mặt phẳng cắt được đánh dấu trên mặt bằng tầng một bằng nét cắt và tên gọi bằng chữ in hoa. Để đọc bản vẽ thiết kế chính xác, bạn cần chú ý các chữ in hoa để biết đang xem bản vẽ mặt cắt nào.
Bản vẽ mặt cắt (Ảnh tham khảo)
Hình cắt nhà là một phần quan trọng trong bản vẽ thiết kế, giúp thể hiện không gian bên trong ngôi nhà một cách chi tiết và rõ ràng.
Cung cấp thông tin về chiều cao các tầng, vị trí và kích thước của cửa sổ, vách, móng, sàn, cầu thang,… và các chi tiết kiến trúc trang trí bên trong các phòng.
Mặt phẳng cắt cần được bố trí qua những vị trí đặc biệt cần thể hiện, như giữa một cánh thang, qua cửa ra vào, hoặc dọc theo hành lang. Tránh để mặt phẳng cắt đi qua dọc tường, trục cột hoặc khoảng hở giữa hai cánh thang.
Đường nét trên hình cắt cũng được quy định tương tự như trên mặt bằng:
Độ cao của nền nhà tầng 1 được quy ước là 0,00, và các độ cao dưới mức này sẽ mang dấu âm;
Đơn vị độ cao là mét và không cần ghi sau con số chỉ độ cao;
Các con số kích thước được ghi trên các giá nằm ngang.
8. Cách đọc bản vẽ thiết kế: Bản vẽ phối cảnh
Hình chiếu phối cảnh là một phương pháp biểu diễn nổi, được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm, thường được sử dụng trong các bản vẽ xây dựng để mô tả các đối tượng có kích thước lớn như nhà cửa, cầu đường, và công trình thủy lợi.
Bản vẽ phối cảnh (Ảnh tham khảo)
Hình chiếu phối cảnh thường được vẽ kèm với hình chiếu thẳng góc, giúp tái hiện hình ảnh của ngôi nhà giống như khi quan sát trong thực tế, có thể dựng hình phối cảnh giống như một bức ảnh chụp ngôi nhà tương lai của bạn, mang lại sự trực quan và sinh động.
9. Cách đọc bản vẽ kết cấu
Các nét vẽ trên bản vẽ kết cấu bê tông cốt thép:
Cốt chịu lực: Vẽ bằng nét liền đậm (s đến 2s).
Cốt phân bố và cốt đai: Vẽ bằng nét liền đậm vừa (2s).
Đường bao quanh cấu kiện: Vẽ bằng nét liền mảnh (3s).
Bản vẽ kết cấu (Ảnh tham khảo)
Để thể hiện rõ ràng cách bố trí cốt thép trong bản vẽ, ngoài hình chiếu chính, các mặt cắt ở những vị trí khác nhau cũng được sử dụng. Mỗi thanh cốt thép cần được thể hiện ít nhất một lần trong bản vẽ. Lưu ý rằng trên mặt cắt không cần ghi ký hiệu vật liệu.
Số ký hiệu cốt thép được quy định rõ ràng và thống nhất:
Số lượng thanh thép:Con số ghi trước ký hiệu φ chỉ số lượng thanh thép. Nếu chỉ dùng một thanh thì không cần ghi.
Chiều dài thanh thép: Ở dưới đoạn đường dóng nằm ngang, con số đứng sau chữ L chỉ chiều dài thanh thép, bao gồm cả đoạn uốn móc ở đầu nếu có.
Khoảng cách giữa các thanh thép: Con số đứng sau chữ a chỉ khoảng cách giữa hai trục thanh thép kế tiếp cùng loại.
Khi gặp thanh cốt thép lần đầu tiên trên hình biểu diễn, cần ghi đầy đủ đường kính, chiều dài, và các thông số khác. Những lần gặp lại sau đó, chỉ cần ghi số ký hiệu của thanh cốt thép.
Để đọc bản vẽ thiết kế phần kết cấu bê tông cốt thép một cách chính xác và hiệu quả, bạn cần thực hiện các bước sau:
Xem bố trí cốt thép trên hình chiếu chính: Dựa vào số hiệu của thanh thép, xác định vị trí của chúng trên các mặt cắt để biết vị trí cốt thép ở các đoạn khác nhau của kết cấu.
Bố trí các mặt cắt gần hình chiếu chính: Nếu mặt cắt được vẽ theo tỷ lệ khác với tỷ lệ của hình chiếu chính, cần ghi rõ tỷ lệ của mặt cắt đó. Thông thường, bản vẽ kết cấu bê tông cốt thép được vẽ theo tỷ lệ 1:20, 1:50, hoặc 1:100.
10. Kết luận
Như vậy, việc nắm vững cách đọc bản vẽ thiết kế là một kỹ năng thiết yếu cho bất kỳ ai đang trong quá trình xây dựng hoặc cải tạo không gian sống của mình. Qua các bước hướng dẫn mà chúng tôi đã chia sẻ, bạn không chỉ có thể hiểu rõ hơn về ý tưởng và cấu trúc của ngôi nhà, mà còn tự tin giao tiếp với các kiến trúc sư và đội ngũ thi công. Sự chú ý đến từng ký hiệu, chi tiết và thông tin trong bản vẽ sẽ giúp bạn tránh được những sai sót không đáng có, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện.
Hãy liên hệ với Minh Thành L.H.Pnếu bạn cần thêm thông tin hoặc hỗ trợ trong quá trình đọc cũng như thiết kế bản vẽ cho công trình của mình. Chúng tôi cam kết mang đến những giải pháp tối ưu nhất cho công trình của bạn. Chúc bạn thành công trong việc hiện thực hóa những ý tưởng và ước mơ về những ngôi nhà lý tưởng!
var click_object={"ajax_url":"https:\/\/minhthanh.com\/wp-admin\/admin-ajax.php"}wp.i18n.setLocaleData({'text direction\u0004ltr':['ltr']})(function(domain,translations){var localeData=translations.locale_data[domain]||translations.locale_data.messages;localeData[""].domain=domain;wp.i18n.setLocaleData(localeData,domain)})("contact-form-7",{"translation-revision-date":"2024-08-11 13:44:17+0000","generator":"GlotPress\/4.0.1","domain":"messages","locale_data":{"messages":{"":{"domain":"messages","plural-forms":"nplurals=1; plural=0;","lang":"vi_VN"},"This contact form is placed in the wrong place.":["Bi\u1ec3u m\u1eabu li\u00ean h\u1ec7 n\u00e0y \u0111\u01b0\u1ee3c \u0111\u1eb7t sai v\u1ecb tr\u00ed."],"Error:":["L\u1ed7i:"]}},"comment":{"reference":"includes\/js\/index.js"}})var wpcf7={"api":{"root":"https:\/\/minhthanh.com\/wp-json\/","namespace":"contact-form-7\/v1"},"cached":1}var mfn={"ajax":"https:\/\/minhthanh.com\/wp-admin\/admin-ajax.php","mobileInit":"1240","parallax":"translate3d","responsive":"1","sidebarSticky":"","lightbox":{"disable":!1,"disableMobile":!1,"title":!1},"slider":{"blog":6000,"clients":6000,"offer":6000,"portfolio":6000,"shop":6000,"slider":6000,"testimonials":6000},"livesearch":{"minChar":3,"loadPosts":10,"translation":{"pages":"Trang","categories":"Chuy\u00ean m\u1ee5c","portfolio":"D\u1ef1 \u00e1n","post":"B\u00e0i vi\u1ebft","products":"S\u1ea3n ph\u1ea9m"}},"accessibility":{"translation":{"headerContainer":"Header container","toggleSubmenu":"Toggle submenu"}},"home_url":"","home_url_lang":"https:\/\/minhthanh.com","site_url":"https:\/\/minhthanh.com","translation":{"success_message":"Link copied to the clipboard.","error_message":"Something went wrong. Please try again later!"}}var wpcf7_recaptcha={"sitekey":"6LeCP60ZAAAAAOpVUJwRa9-20ucyc3hTQAZIIxEH","actions":{"homepage":"homepage","contactform":"contactform"}}